Kinh doanh khách sạn là một trong những mô hình kinh doanh cực kì phát triển và có khả năng thu hồi lợi nhuận nhanh nên rất nhiều người đổ xô vào mô hình này. Nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để có thể phát triển khách sạn của họ theo một chiều hướng tốt.
Nếu bạn đang dự định mở một khách sạn, bạn đang lập kế hoạch thực hiện hóa mong muốn của mình? Khăn Spa Cao Cấp sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và ý tưởng để kinh doanh khách sạn hiệu quả, có thể sẽ rất hữu ích cho bạn.
Mục Lục
Kinh doanh khách sạn cần những gì?
Địa điểm kinh doanh khách sạn
Trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào thì địa điểm luôn là tiêu chí quan trọng để kinh doanh có được thuận lợi hay không. Kinh doanh khách sạn cũng vậy, chúng ta chọn một vị trí đẹp, thuận lợi sẽ dễ gây được chú ý của khách hàng đến khách sạn của bạn.
Vì vậy, nên chọn gần các khu vực du lịch, sầm uất, nhiều hoạt động thương mại, nơi hay tổ chức các hoạt động hội nghị và sự kiện sẽ là một địa điểm tuyệt vời để kinh doanh khách sạn.
Có nguồn vốn đầu tư
Kinh doanh khách sạn là loại hình tiêu tốn rất nhiều chi phí từ việc thuê mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến chi phí để duy trì hoạt động cho khách sạn,… Nên chúng đòi hỏi các chủ đầu tư phải có nguồn vốn đủ tốt, phù hợp với tiêu chí kinh doanh của họ.
Nghiên cứu thị trường khách sạn
Bạn muốn kinh doanh loại hình này, bạn cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng như: Khu vực kinh doanh liệu có phù hợp, mục tiêu khách hàng muốn hướng đến, chất lượng cơ sở vật chất cần phù hợp,… Ngoài ra, bạn còn phải định hướng được lượng khách sạn tiềm năng, các đối thủ đang cạnh tranh để có thể định giá và chọn loại khách sạn phù hợp.
Thủ tục cấp phép kinh doanh
Việc đầu tiên kinh doanh khách sạn cần có các giấy phép hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như: Đơn đề nghị đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay các giấy cam kết về bảo đảm an toàn môi trường, an toàn thực phẩm,…Việc làm thủ tục cấp phép kinh doanh rất quan trọng nên các chủ đầu tư cần phải chuẩn bị rõ ràng và cụ thể theo một trình tự nhất định.
Thời gian thi công khách sạn và hoàn thiện
Chủ đầu tư cần phối hợp với bên xây dựng tính toán thời gian khởi công chính xác, hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tốn thời gian lẫn chi phí phát sinh không đáng có.
Xác định số lượng nhân sự
Nhân viên là người có sức ảnh hưởng trực tiếp với khách hàng nên sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn tốt qua thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở cũng như khả năng xử lý tình huống khôn khéo. Vì thể, cần xác định được lượng nhân viên phù hợp và đào tạo bài bản để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả nhất
Thiết kế và đầu tư trang thiết bị khách sạn
Nên chọn các kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp và uy tín để thiết kế khách sạn đạt chất lượng tốt và hạn chế được chi phí nhất. Từ đấy chọn những vật dụng và trang thiết bị phù hợp với loại hình khách sạn được thiết kế, đảm bảo tiến độ hoạt động kinh doanh có thể diễn ra đúng hạn như mong muốn.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Việc xác định được lượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình bạn đang kinh doanh và có mức đầu tư tương ứng. Từ đó, bạn sẽ có thể thu hút được khách hàng và có thể cạnh tranh với những đối thủ khác.
Có chiến lược kinh doanh cụ thể
Hiện nay, không chỉ riêng kinh doanh khách sạn mà các mô hình kinh doanh khác cũng cần phải có chiến lược kinh doanh cụ thể và tư duy hệ thống. Có rất nhiều câu chuyện kinh doanh kinh doanh thành công chắc bạn cũng có đọc qua. Vì thành công không phải tự nhiên mà đến mà tất cả nằm ở chiến lược. Chủ khách sạn nên chú tâm vào lĩnh vực này để nâng cao thương hiệu của bạn và được nhiều người biết đến hơn.
Chú trọng vào khâu quản lý
Quản lý là người phân bô công việc và quản lý tất cả việc lớn nhỏ trong khách sạn từ khâu tiếp tân đến những khâu phục vụ và thay khăn khách sạn cho khách. Bạn đã không ít nghe những phàn nàn về nhân viên và phục vụ không tốt ở một số khách sạn. Điều này là do khâu quản lý nhân viên chưa thực sự tốt. Một người quản lý tốt tạo nên sự xuyên suốt rõ ràng trong toàn bộ hệ thống. Bố trí nhân sự khoa học- đúng người- đúng năng lực- đúng trách nhiệm để nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn.
>>>Xem thêm: Dùng “Khăn Khách Sạn” Liệu Có An Toàn? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Trên đây là tổng hợp khá đầy đủ về những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả. Kinh doanh khách sạn không hề đơn giản nhưng chúng tôi hy vọng đây là những thông tin bổ ích giúp bạn có lối kinh doanh chuẩn xác hơn. Ngoài ra bạn cần cố gắng và kiên trì để có thể đạt được hiệu quả như bạn mong muốn.
- Mách Nhỏ “Công Dụng Không Ngờ” của Khăn Trải Giường Khách Sạn
- [Chia Sẻ] Kinh Nghiệm & Ý Tưởng Kinh Doanh Khách Sạn Hiệu Quả
- Cách Nhận Biết & Phân Loại Những Loại Khăn Phòng Tắm Khách Sạn
- Tuyệt Chiêu “Giặt- Tẩy Trắng” Khăn Tắm Khách Sạn Không Bị Mốc
- [Bật Mí] 5+ Kiểu Gấp KHĂN TẮM Trang Trí Phòng Khách Sạn Độc & Lạ